Lễ cúng chúng sinh hay còn được mọi người biết đến với tên gọi khác là lễ cúng cô hồn, lễ cúng rằm tháng 7. Nghi lễ cũng này có nguồn gốc từ Trung Quốc và gia nhập vào nước ta từ nhiều thế kỷ về trước. Trong bài viết của Docungtrongoi.vn hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu về lễ cúng chúng sinh gồm những gì và nên cúng chúng sinh vào khi nào thì hợp lý. Các bạn cùng khám phá thông tin ngay thôi nào!
Cúng chúng sinh là gì?
Trước khi bạn tìm hiểu về lễ cúng chúng sinh gồm những gì thì phải hiểu rõ được ý nghĩa của lễ cúng. Cúng chúng sinh là lễ cúng các cô hồn dã quỷ vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Tương truyền rằng vào ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch hàng năm thì Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan. Lúc này thì các vong hồn tốt sẽ trở về dương gian và việc mở cửa này sẽ khiến cả quỷ đói sẽ thoát ra ngoài gây nhiễu loạn.
Thời gian đóng cửa là đêm ngày 14 tháng 7. Nếu những vong hồn tốt không quay về đúng thời gian đóng cửa thì không thể siêu thoát. Do đó mà lễ cúng chúng sinh chính là dành cho các cô hồn này. Người trần mục đích cúng chúng sinh là để tưởng niệm, nhớ về người đã khuất, cứu giúp các vong linh lưu lạc không bị đói khổ, được đầu thai và xin các cô hồn không quấy phá đất ở.
Vì thế, lễ cúng chính sinh là điều nên làm mà các gia đình nên thực hiện mỗi khi đến tháng 7 âm lịch. Không những thế, cúng chúng sinh còn được xem là nét đẹp tín ngưỡng, phong tục thờ cúng của người dân Việt Nam, tạo niềm tin, sự yên tâm cho gia chủ.
Cúng chúng sinh vào lúc nào?
Cúng chúng sinh là nghi lễ giúp các cô hồn không bị đói khát và giúp chúng có thể siêu thoát. Do đó việc lựa chọn thời gian cúng vô cùng quan trọng. Gia chủ nên chọn giờ cúng để đảm bảo các cô hồn xung quanh đều có thể nhận thấy lòng thành của mình.
Thời gian cúng nên thực hiện vào chiều tối, không nên thực hiện cúng vào ban ngày, đặc biệt là buổi sáng. Vì lúc này ánh sáng mặt trời mạnh nhất, khiến các cô hồn không thể ra ngoài nhận được lộc gia chủ cúng. Thời gian ánh hoàng hôn dần tắt sẽ giúp cho vong hồn dễ dàng tụ lại.
Trong trường hợp nhiều gia đình không làm lễ cúng chúng sinh tại gia thì có thể làm ở chùa để các thầy cầu siêu. Sau đó chỉ cần về nhà thắp hương và tưởng nhớ đến người đã mất bằng sự thành tâm, hiếu kính.
Mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có những gì?
Mâm cúng chúng sinh cần phải được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo. Vậy lễ cúng chúng sinh gồm những gì thì được xem là đầy đủ. Các lễ vật mà gia chủ nên dùng để cúng trong mâm chúng sinh là:
- 12 chén cháo trắng được nấu loãng, nên dùng bát nhỏ
- Muối và gạo
- 12 đường thẻ.
- Mâm hoa quả ( 5 loại quả)
- Quần áo chúng sinh nên chọn mua những màu sắc rực rỡ.
- Tiền trần và vàng mã
- Bỏng ngô, các loại bánh và kẹo
- 3 chén nước nhỏ
- Nến và nhang
Đây được xem là những vật phẩm cần phải chuẩn bị trước khi cúng chúng sinh. Gia chủ có thể mua nhiều để tán lộc, cầu mong sự siêu thoát, không quấy rối của các cô hồn.
XEM THÊM: Đồ cúng cô hồn gồm những gì?
Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng chúng sinh, lễ vật
Sau khi tìm hiểu lễ cúng chúng sinh gồm những gì thì bạn cũng không nên bỏ qua cách sắp xếp, bày trí mâm lễ. Tất cả công đoạn này cần phải được thực hiện cẩn thận, đẹp mắt.
Cách bày biện mâm cúng chúng sinh đẹp mắt
Đầu tiên là bạn cần phải chú ý đến cách xếp tiền vàng mã và quần áo. Lớp đầu tiên khi xếp lên mâm chúng sinh là quần áo, sau đó đến tiền vàng và các loại mũ. Gia chủ nên xếp quanh mâm cúng. Sau đó đặt các lễ vật như bánh kẹo, hoa quả lên trên. Tiếp tục cắm các cây hương đặt theo số lẻ 3, 5 hoặc 7 cây xen vào lễ vật đã bày sẵn. Như vậy sẽ vừa thuận tiện cho cúng bái và tăng tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó khi xếp tiền lẻ (tiền thật) thì gia chủ nên xếp các tờ tiền xung quanh, xen kẽ bánh kẹo. Đây được xem là cách xếp hợp lý nhất mà các thầy thường hướng dẫn khi đi lễ chùa.
XEM THÊM: Bài cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày
Cách đặt mâm chúng sinh
Chuẩn bị mâm chúng sinh đầy đủ lễ là điều không thể bỏ qua và gia chủ cũng phải chú ý đến hướng đặt mâm lễ. Gia chủ phải mang lễ cúng ra trước cửa, ngoài sân, tuyệt đối không được để ở trong nhà. Sau đó mới thực hiện nghi lễ thắp nhang và đọc lời khấn. Sau khi đọc xong bài khấn, đợi hết nang thì đem muối gạo bánh bỏng rải xung quanh ngoài nhà cho các chúng sinh
Ngoài những lưu ý này thì gia chủ cũng nên lưu ý về cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn không nên dùng đồ mặn. Vì theo quan niệm thì cúng chay giúp các ma quỷ không nổi lòng tham, không khơi dậy tham luyến và không muốn rời khỏi dương gian. Đặc biệt, khi thực hiện nghi lễ thì người già và người phụ nữ có thai không nên có mặt ở chỗ cúng chúng sinh, không để trẻ con không chạy quanh để tránh bị cô hồn trêu chọc.
Docungtrongoi.vn vừa giải đáp thắc mắc lễ cúng chúng sinh gồm những gì đến quý vị và các bạn qua nội dung bài viết trên đây. Nếu còn thắc mắc về cách cúng hay văn khấn cúng chúng sinh thì bạn hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.