Hiện nay nhiều người quan niệm rằng, chỉ khi xây hoặc mua nhà mới thì cần mới thực hiện lễ nhập trạch. Còn đối với nhà thuê thì nghi thức này hoàn toàn không cần thiết. Bởi mảnh đất này không thuộc quyền sở hữu của mình. Vậy trên thực tế, việc chuẩn bị lễ cúng và văn khấn nhập trạch nhà thuê có quan trọng không? Bài viết dưới đây Đồ Cúng Trọn Gói sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé.
Lễ nhập trạch nhà thuê có quan trọng không?
Theo các chuyên gia tâm linh, khi chuyển đến nơi ở mới. Dù là nhà thuê, nhà xây hay đi mua thì cũng nên làm một mâm cơm tươm tất dâng lên cúng các vị thần linh. Nghi lễ này nhằm mục đích báo cáo với Thổ Địa, thần linh đang ngự trị trên mảnh đất. Đồng thời, cầu xin họ phù hộ, che chở để cuộc sống của gia đình về sau sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn hơn.
Theo thuyết phong thủy cũng như quan niệm tâm linh của người Việt, việc làm lễ nhập trạch nhà thuê là điều rất quan trọng và cần thiết. Bạn có thể thực hiện cúng khấn theo điều kiện của mình. Tuy nhiên đối với thuê nhà trọ kiểu sinh viên không có tính ổn định thì không nhất thiết phải tổ chức nghi lễ này.
Mâm cúng về nhà mới thuê gồm những gì?
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ và phong tục ở mỗi vùng miền, mâm lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê có thể đơn giản hoặc long trọng. Về cơ bản, chúng ta vẫn cần chuẩn bị đầy đủ các đồ lễ gồm:
- Hoa quả tươi ngon, sạch sẽ.
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa hồng, hoa ly…).
- 1 cặp đèn cầy hoặc nế.
- 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc).
- 1 đĩa xôi hoặc một chén chè.
- 1 con gà luộc hoặc đĩa thịt lợn quay.
- Rượu, thuốc lá.
- Trầu cau, vàng mã, muối, gạo.
Nội dung văn khấn nhập trạch nhà thuê
Một trong những thủ tục bạn không thể bỏ qua khi thực hiện nghi lễ là đọc văn khấn nhập trạch nhà thuê. Theo đó, gia chủ cần đọc 2 bài cúng khi làm lễ gồm: văn khấn Thổ địa thần linh (đọc trước) và văn khấn tổ tiên (đọc sau).
Xem Thêm >> Các thủ tục và văn khấn nhập trạch nhà chung cư
Văn khấn Thổ địa thần linh
“Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …… (Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ)
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thái nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. (địa chỉ nhà chi tiết) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)”
Văn khấn cúng gia tiên
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng……. Năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ ……………….. thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đạo đạo hưng thịnh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
Một số lưu ý khi làm lễ nhập trạch nhà thuê
Nếu muốn nghi lễ diễn ra suôn sẻ, đúng theo phong tục tín ngưỡng của người Việt. Khi cúng khấn nhập trạch nhà thuê, chúng ta cần lưu ý:
Xem Thêm >> Cách sắm lễ và đọc văn khấn Thần Tài ngày mùng 1
- Gia chủ và tất cả thành viên trong gia đình phải thực hiện nghiêm túc, có sự thành tâm thì thần linh mới phù hộ, che chở.
- Đọc bài khấn cúng Thổ địa thần linh trước, sau đó mới đọc văn khấn gia tiên. Tuyệt đối không làm ngược lại.
- Khi dọn lễ xong, gia chủ phải làm lễ bái tạ thần linh và gia tiên.
- Tránh để người tuổi Dần hoặc phụ nữ mang thai tham gia vào dọn dẹp lễ cúng bái, nhà cửa.
- Chọn hướng đặt bàn thờ đẹp, hợp phong thủy. Tránh đặt đối diện với cửa nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà kho hay cửa ra vào.
Lời kết
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về thủ tục về nhà mới cũng như văn khấn nhập trạch nhà thuê sẽ giúp ích cho bạn. Sau khi tham khảo chúng ta sẽ có được nghi thức nhập trạch chính xác để mang lại nhiều thuận lợi và may mắn. Trong ngôi nhà mới gia đình bạn luôn tràn đầy hạnh phúc, an khang. Nếu muốn tìm hiểu thêm về nghi lễ này đừng quên liên hệ với Đồ Cúng Trọn Gói để được tư vấn nhé.