Ông cha ta thường quan niệm rằng mỗi một đứa trẻ sinh ra trên đời đều do Bà Chúa đầu thai và bà Mụ nặn thành. Còn Đức Ông sẽ bảo vệ mẹ con an toàn đến khi vượt cạn thành công. Vì thế khi cha mẹ chuẩn bị lễ thôi nôi thì sẽ chuẩn bị một mâm lễ để cảm ơn các vị thần để che chở trong suốt năm tháng đầu đời của con. Tại bài viết sau đây Docungtrongoi.vn sẽ cung cấp nghi lễ cúng đầy tháng miền Bắc đến các bạn.
Nguồn gốc và ý nghĩa lễ cúng đầy tháng bé trai
Trong quan niệm của người Việt, mỗi đứa trẻ được sinh ra đều được các vị thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ. Vào ngày bé sinh ra tròn một tháng, các gia đình sẽ tiến hành nghi lễ cúng đầy tháng. Việc thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé là phong tục được truyền lại từ nhiều đời nay.
Phong tục này nhằm thể hiện thành ý của cha mẹ đối với các vị thần để luôn giúp đỡ, bảo vệ sự bình an khi sinh nở. Việc thực hiện lễ cúng sẽ mang đến nhiều điều tốt lành giúp sự phát triển của trẻ sau này không bị quấy rối bởi những yếu tố tâm linh. Tùy vào từng vùng miền, phong tục tập quán cũng như điều kiện mà các gia đình có thể thực hiện nghi lễ đầy tháng với các thủ tục và lễ vật khác nhau.
Thực hiện lễ cúng đầy tháng miền Bắc sẽ chuẩn bị rất nhiều đồ lễ. Nếu bé trai thì phải chuẩn bị 2 mâm được đặt ở 2 bàn khác nhau. Một mâm sẽ cúng cho bà Mụ, 1 mâm cho Đức ông. Nghi thức lễ cúng đầy tháng bé trai do người lớn tuổi nhất trong gia đình thực hiện với mong muốn cầu chúc những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho bé.
Cách tính ngày cúng đầy tháng bé trai
Cách tính ngày cúng đầy tháng bé trai ở miền bắc ta được tính theo ngày âm lịch. Cúng mụ đầy tháng cho bé được diễn ra sau khi bé sinh ra tròn thời gian một tháng. Trước khi cúng bạn phải chọn giờ phù hợp với giờ sinh của bé và chọn hợp mệnh để lễ cúng diễn ra suôn sẻ. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các thầy như dựa vào giờ hoàng đạo, giờ theo tam hợp với tuổi của bé để thực hiện lễ cúng.
XEM THÊM: [BÍ KÍP] Chọn gà cúng sao cho ĐẸP & ĐÚNG phong tục
Hướng dẫn bày mâm cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản
Lễ cúng đầy tháng miền Bắc sẽ được bày trí khá đặc biệt so với các vùng miền khác. Thông thường cách bày trí sẽ được phân chia thành 2 mâm khác nhau. Một mâm cúng cho bà mụ và mâm cúng đức ông. Đồ lễ được sắp xếp sao cho trên bàn các lễ vật phải cân xứng với nhau.
Ngoài ra, các đồ lễ khác sắp xếp theo nguyên tắc “Đông Bình Tây quả” để đảm bảo yếu tố tâm linh và sự đẹp mắt khi bày trí mâm lễ cúng. Các bạn nên sắp xếp các lễ vật với mức độ vừa phải, không cần phải quá nhiều đồ chỉ cần đủ là được.
XEM THÊM: [BÍ KÍP] Chuẩn bị heo quay cúng ngon và đẹp mắt
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?
Ở mỗi một địa phương trên nước ta sẽ có những mâm lễ cúng đầy tháng khác nhau. Nhưng lễ cúng đầy tháng miền Bắc nước ta thường sẽ phải thực hiện chu đáo và kỹ lượng hơn. Thông thường trong mâm cúng đầy tháng cho bé trai thì bạn cần phải chuẩn bị các lễ vật như:
- Trái cây tươi để bày mâm ngũ quả
- Hoa tươi để dâng lên các vị thần như hoa hồng, hoa cúc
- Nhang thơm
- Đèn cầy
- Muối sạch, gạo tẻ
- Chè 13 phần trong đó bé trai nấu chè đậu trắng
- Xôi 13 phần
- Gà luộc
- Bộ tam sên gồm thịt heo, trứng, tôm đã luộc chín
- Bộ giấy cúng đầy tháng, bộ đồ thế nam phải ghi đầy đủ tên, ngày tháng năm sinh của bé.
Với những lễ vật này thì gia chủ sẽ sắp xếp trên mâm thật khoa học để có thể dâng đủ lễ. Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng là bạn cần phải dùng hoa tươi, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ cúng đầy tháng.
XEM THÊM: [BÍ KÍP] chuẩn bị xôi chè cúng theo phong tục Việt Nam
Lễ vật cúng 12 bà Mụ
Lễ cúng đầy tháng miền Bắc thường chú ý đến mâm cúng 12 bà mụ. Những vị thần giúp bé có thể hình thành nên những tính cách ngoan hiền nhất. Vì thế, khi bày trí mâm cúng 12 bà mụ cần phải chuẩn bị những lễ vật như:
- Đồ vàng mã: đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh và một váy áo màu xanh
- Trầu cau: 12 miếng trầu têm hình cánh phượng với cau bổ làm 4 và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả
- Động vật: 12 con cua, ốc hấp chín hoặc để sống có kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn những con còn lại
- Đồ chơi trẻ em
- Kẹo bánh: Chia nhỏ thành 12 phần và 1 phần to hơn các phần còn lại
- Oản: Chia thành 12 phần đều nhau và 1 phần to hơn các phần còn lại
- Lễ mặn: gồm mâm cơm có xôi, canh, rau, gà và rượu
- Hương, tiền vàng và nước trắng
Như vậy trên đây là thông tin về lễ cúng đầy tháng miền Bắc nước ta. Các bạn có thể tham khảo những chia sẻ này để có thể áp dụng vào ngày đầy tháng của con cháu mình. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn cúng khác tại Docungtrongoi.vn. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.