Gà cúng là một phần không thể thiếu trong mọi những nghi thức cúng bái truyền thống và cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
Theo quan niệm từ xa xưa của người Việt Nam thì con gà là loại tam sinh đại diện cho trời, đất và nước. Bởi vì gà có: Đầu giống rồng, mình giống công và đuôi giống tôm. Không những thế, theo chữ Hán thì gà còn được gọi là kê mà kê có nghĩa là vàng. Bởi vì lẽ đó mà các dịp lễ lạc truyền thống, nhà ai cũng chuẩn bị con gà để cúng.
Vai trò của gà cúng trong quan niệm dân gian Việt Nam
Việt Nam vốn là một đất nước đi lên từ nông nghiệp nên con gà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Không khó để nhận thấy được gà xuất hiện khắp nơi trong mọi chi tiết của văn hóa dân tộc. Từ tiếng gáy đánh thức bình minh cho đến một linh vật tượng trưng cho điềm lành may mắn. Có lẽ chính vì vậy mà gà cúng còn trở thành phần vô cùng quan trọng trong các nghi thức cúng kính trang trọng.
Xem thêm các bí kíp khác:
- [BÍ KÍP] chuẩn bị xôi chè cúng theo phong tục Việt Nam
- [BÍ KÍP] Chuẩn bị heo quay cúng ngon và đẹp mắt
- [BÍ KÍP] Chuẩn bị bộ tam sên đẹp và chất lượng
Hình ảnh con gà đồng hành cùng dân tộc Việt suốt 4000 ngàn năm văn hiến nên chúng ta có thể gặp những mâm cúng có gà ở bất kỳ đâu, trên mọi vùng miền tổ quốc. Trong quan niệm dân gian, gà đã trở thành con vật gắn bó vẹn toàn với con người từ đời sống vật chất đến đời sống tâm linh. Do đó, việc xuất hiện của gà trong mọi nghi thức cúng bái là điều rất hợp lý.
Ý nghĩa của gà cúng trong mâm cúng cổ truyền của người Việt
Theo quan niệm dân gian xưa, con gà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong 12 con giáp, gà là con giáp biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Người xưa cho rằng gà trống là giống loài sở hữu 5 đức tính mẫu mực, quý và đẹp hơn hẳn các loại gia cầm khác: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Cúng gà trống tế lễ thần linh, gia tiên chính là gia chủ cầu mong con cháu sau này được hưởng những cái đức tính đó.
Nhân: Một con gà trống có thể có từ 20 đến 25 con gà mái, đẻ ra hàng trăm con gà con, mặt khác gà trống đầu đàn không bao giờ ăn một mình, khi được cho ăn thì nó luôn gọi bầy của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng, đây là biểu tượng cho Nhân.
- Văn: Mồng con gà trống và hai cái Tích ở dưới nhìn giống như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ, đây là biểu tượng cho Văn.
- Võ: Cựa gà là vũ khí chiến đấu sắc bén, biểu tượng cho Võ.
- Dũng: Để bảo vệ đàn của mình, con gà trống trong đàn luôn sẵn sàng đánh nhau, tả xung hữu đột và sẵn sàng chiến đấu đến chết, đây là biểu tượng cho Dũng.
- Trí: Có những chú gà bé nhỏ hơn địch thủ nhưng sở hữu mưu trí, chiến thuật, có thể dễ dàng hạ gục đối phương, đây là biểu tượng cho đức tính Trí.
- Tín: Bất kể nắng mưa, bất kể thời gian nào trong năm, mỗi khi trời hừng sáng, con gà trống luôn gáy đúng giờ báo hiệu một ngày mới bắt đầu, đây là biểu tượng cho Tín. Đó là ý nghĩa của việc tại sao các cụ ngày xưa chọn gà trống để cúng mà không bao giờ chọn gà mái.
Do đó, gà trống được nhiều gia chủ người Việt chọn làm vật phẩm để cúng tế tổ tiên, gia thần.
Khi nào gia chủ nên đặt gà cúng?
Theo phong tục của người Việt Nam từ xa xưa, trong các mâm cỗ cúng vào các dịp lễ, không thể thiếu đĩa gà luộc. Cụ thể thì gia chủ cần đặt gà cúng trong những lễ cúng sau:
- Cúng động thổ xây nhà, công trình, cất nóc
- Cúng giao thừa, cúng gia tiên
- Cúng khai trương doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh
- Các dịp lễ Tết, rằm tháng 7, Lễ Vu Lan
- Cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho trẻ em
- Đám giỗ, ngày tưởng niệm người đã khuất
- Cúng tạ lễ chư thần, cúng thổ địa, thần tài
Tiêu chuẩn chọn gà cúng theo quan niệm truyền thống
Theo ghi chép của Viện Bảo Tàng Dân Tộc học Việt Nam thì các gia chủ nên chọn gà trống choai để đặt lên mâm trong các nghi thức cúng kính. Theo quan niệm dân gian và như chia sẻ bên trên thì gà trống là con vật có sức mạnh loại trừ những điềm xấu, báo hiệu điều lành, đoán định tương lai, …
Tiếng gáy của gà trống có thể xua tan bóng đêm và chào đón nắng mới. Vì vậy, các gia chủ nên chọn những con gà trống tơ để làm gà cúng lễ.
Khi chọn gà, cần chú ý là chỉ nên chọn con gà nào có trọng lượng khoảng 1,5 kg để làm gà cúng. Không nên chọn những con to quá thì sẽ không đẹp và khó trình bày lên mâm mà thịt cũng kém ngọt, nhiều xương. Trường hợp nhỏ quá thì nhìn gà sẽ rất mất cân đối. Hãy nhớ rằng một con gà ngon là một con gà có ức nhỏ, thân nhỏ gọn, săn chắc.
Ngoài ra, gà cúng cần phải có các đặc điểm:
- Mắt sáng, linh hoạt, không lờ đờ chứng tỏ gà khỏe.
- Mào gà phải đỏ tươi và nhú cao đều nhau.
- Ngực gà săn chắc, không có tiếng khò khè.
- Không có khuyết tật, cặp chân nhỏ vàng ánh kim.
- Nhanh nhẹn, đã cất tiếng gáy.
- Sờ diều gà không quá no, không quá đói, phân gà như con ốc
- Lông gà mượt, áp sát thân, lông gà càng vàng càng sáng thì da vàng và là gà ngon.
Khi gà mua về thì gia chủ hãy cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ đồng hồ để con gà đi lại cho máu không tụ ở chân rồi sau đó mới cắt tiết.
Nếu không mua được gà đang sống, gia chủ có thể chọn mua gà ta đã mổ sẵn với những đặc điểm:
- Da gà ta vàng óng, hơi nhạt, chỉ có một số chỗ vàng đậm như cánh, ức và lưng.
- Da gà ta mỏng, có độ đàn hồi cao.
- Da gà không bị thâm tím, tụ máu hay tím tái, không có các đốm đen, nổi nốt, …
- Thịt gà tươi săn chắc, không có mùi hôi, mùi hôi hay mùi thuốc kháng sinh, …
Lưu ý, cách nhận diện gà bệnh, gà tẩm thuốc để không mua nhầm:
Nếu da gà dai, màu vàng óng đều mà mỡ gà lại trắng thì chứng tỏ con gà này đã bị tẩm thuốc vàng.
Xác định gà có bơm nước hay không: hãy dùng tay ấn vào những vị trí bị nghi là bơm nước (chủ yếu là mình gà, lườn gà, dưới cánh gà hoặc đùi) để kiểm tra. Nếu thịt săn chắc, không bủng nhão chứng tỏ là gà ngon. Còn nếu thịt nhão, trơn, biến dạng hay bị lõm kiểu phù nhiều nước thì chứng tỏ gà bị tiêm thuốc nước.
Đôi khi, những con gà kiểu này còn bị pha lẫn hàn the vào, do đó gia chủ cần tuyệt đối tránh không mua gà này để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và gia đình.
Dấu hiệu gà bệnh: mào gà bị tái hoặc tím bầm, ủ rũ; mỏ gà chảy nước dãi; sờ vào diều gà thấy căng cứng; mắt lờ đờ; cánh xệ; dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới. Da gà bệnh sẽ thường nhăn nheo, thân gầy gò, ức gà trơ xương, lông xơ xác; chân lạnh và khô; hậu môn ướt, trắng bệt hoặc đỏ hay có phân dính xung quanh.
Cách chế biến và trình bày gà cúng đúng chuẩn
Cách chế biến và trình bày chính là mấu chốt của một con gà cúng theo đúng phong tục tập quán truyền thống của văn hóa Việt Nam.
Các gia chủ có thể dễ dàng chọn mua gà để làm mâm cỗ cúng nhưng không phải ai cũng có thể hoàn tất khâu chế biến và trình bày một cách hoàn hảo. Tại đồ cúng trọn gói, chúng tôi chuẩn bị gà cúng cho gia chủ theo các tiêu chuẩn sau:
Gà trống choai sau khi được chọn sẽ thả cho đi lại khoảng 2 đến 3 giờ đồng hồ cho máu huyết lưu thông, không tụ máu ở chân, giúp việc cắt tiết dễ hơn và da gà khi luộc sẽ đẹp hơn.
Sau đó, gà sẽ được cắt tiết theo quy tắc “trống tai, mái cổ”. Sau khi vặt một nhúm lông sau tai gà, dùng dao sắc cắt một nhát thật khéo, một đường nhỏ không quá sâu. Tiết gà sẽ phóng thành tia và nhanh chóng kết thúc. Con gà sẽ không đau đớn nhiều và chỗ cắt tiết cũng sẽ không bị thâm đen hoặc nứt toạc mất thẩm mỹ.
Gà cúng được làm lông sạch sẽ với nước nóng 70 độ (pha 4 phần nước sôi 1 phần nước lạnh) để tránh nứt da. Gà được nhổ sạch lông, bóc màng chân, sau đó bóc vỏ xát muối toàn thân để tẩy hết mùi hôi của lông rồi rửa nhiều lần cho sạch. Lòng gà được làm sạch, để ráo nước sau đó quấn lại thành búi.
Tạo hình chính cước quan trọng nhất khi làm gà cúng. Đó chính là “cài cánh khóa chân” để gà đặt lên mâm được đẹp mắt nhất. Hai cánh gà được buộc định hình như gà còn sống với cổ vươn cao, hai cánh xòe như hai cánh tiên và đôi chân cài vào trong bụng cho gọn.
Sau đó đem đi luộc gà và lòng khoảng 45 phút đến khi gà vừa chín tới. Sau đó vớt gà ra nhúng vào nước đun sôi để nguội, rửa sạch da gà rồi để ráo nước. Tiếp đó là trình bày ra mâm cúng theo các tiêu chuẩn của đồ cúng Tâm Linh Việt.
Cách đặt gà cúng trong mâm cỗ đúng chuẩn
Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng, gia chủ phải đặt gà cúng ngay ngắn lên đĩa to, tiết lòng đặt dưới bụng gà và mỏ gà ngậm bông hoa hồng đỏ. Nếu đặt gà cúng trên bàn thờ thì gia chủ nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên.
Tư thế này được dân gian gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà cúng quay đầu ra, quan niệm dân gian cho đó là gà “không chịu chầu”.
Còn gà cúng đặt trên mâm bàn cúng thì gia chủ hãy đặt đầu gà quay ra đường cho đẹp mắt.
Đặt gà cúng nhanh ngon ngay hôm nay tại Đồ Cúng Trọn Gói
Chắc chắn rằng các gia chủ sẽ dễ dàng mua được gà cúng tại siêu thị cũng như mọi khu chợ. Tuy nhiên, thách thức đặt ra vẫn là việc chế biến và trình bày sao cho đúng phong tục truyền thống của người Việt. Bên cạnh đó, yếu tố thời gian không đủ để gia chủ có thể làm tất cả mọi việc.
Hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Trọn Gói nhé! Mọi băn khoăn lo lắng của gia chủ sẽ được đồ cúng Tâm Linh Việt giải quyết hết. Chỉ cần nhấc máy gọi điện thoại cho chúng tôi, quý gia chủ sẽ được chuẩn bị sẵn một mâm gà cúng đẹp mắt, chất lượng đúng tiêu chuẩn văn hóa cổ truyền.
Ngoài ra, Đồ Cúng Trọn Gói còn cung cấp dịch vụ đặt heo quay cúng nguyên con, đặt xôi chè cúng đúng điệu 3 miền (cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương, nhập trạch, …).
Đừng ngại ngần liên hệ với đồ cúng Tâm Linh Việt ngay hôm nay nhé!
- ĐC: 245/8 Chu Văn An, P 12, B Thạnh, HCM
- Điện thoại: 0976294501
- Email: docungtrongoi.vn@gmail.com
- Website: www.docungtrongoi.vn
Chúc các gia chủ thành công với những tiêu chuẩn chọn gà cúng cho các nghi lễ truyền thống
Pingback: #1 Tất tần tật những thông tin về xôi chè cúng theo phong tục