Hình ảnh bát hương, mâm ngũ quả đã không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Chúng ta thường thể hiện sự tưởng nhớ với người đã khuất qua việc thắp hương trên bát hương. Vị trí đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả cũng là một vấn đề cần tìm hiểu. Bàn thờ của bạn sẽ trở nên thuận mắt hơn nếu tìm hiểu về vấn đề này. Bài viết của Đồ Cúng Trọn Gói là toàn bộ những nghiên cứu của các chuyên gia được tổng hợp lại.
Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?
Ở vùng miền nào cũng vậy, từ rất xa xưa đã quy chuẩn mâm ngũ quả đặt trước bát hương. Chúng ta có thể đặt mâm ngũ quả hơi ngang với bát hương những vẫn phải giữ vị trí phía trước. Tuy nhiên một số vùng miền lại có cách đặt bát hương và mâm ngũ quả hơi khác một chút. Chẳng hạn như nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy Hòa Bình đặt ngũ quả hơi chếch bên trái trước bát hương. Mâm ngũ quả chỉ cần đảm bảo luôn giữ vị trí trước hương, đối xứng với nậm rượu và kỷ chén.
Tại sao nên đặt mâm ngũ quả trước bát hương?
Trong các bộ phim cổ trang thì các vị quan, vua ngồi ở vị trí phía trên và trước mặt có một chiếc bàn. Mâm ngũ quả được bày trên chiếc bàn này và những chai rượu, các món ăn,… Mâm ngũ quả trước mặt này có tác dụng nhắc nhở mọi người tránh quay lưng đi khi đang tiếp khách. Điều này thể hiện sự tôn trọng với người đang ngồi nói chuyện trước mặt và lòng hiếu khách.
Xem Thêm >> Vị trí của ông Thần tài đặt bên trái hay phải mới chính xác?
Người đã khuất họ không hoàn toàn tan biến đi, họ vẫn thường xuyên trở về để phù hộ cho con cháu. Mâm ngũ quả mang tâm tư và nguyện vọng của gia chủ mong muốn được ông bà hộ. Mỗi khi gia tiên nhìn thấy mâm ngũ quả sẽ biết được ý nguyện của chúng ta. Cách đặt mâm ngũ quả còn thể hiện đặc trưng phong tục thờ cúng của từng vùng miền khác nhau. Bạn sẽ có thể cảm nhận được những nghi thức thờ cúng của các hộ gia đình khi nhìn vào mâm ngũ quả.
Người Việt quan niệm như thế nào về vai trò của mâm ngũ quả trong thờ cúng
Mâm ngũ quả được bài trí trên bàn thờ thể hiện sự tưởng nhớ, thành kính với gia tiên. Chúng ta luôn cầu khấn rằng ông bà tổ tiên trên cao sẽ phù hộ cho gia đình được bình yên, hạnh phúc,… Mâm ngũ quả thường gồm có 5 loại quả khác nhau như bưởi, chuối, hạt tiêu, quất, xoài, mãng cầu,… Chúng đại diện cho ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thể hiện những ý nghĩa riêng.
Tất cả chúng đều gửi gắm tâm nguyện về một năm hạnh phúc viên mãn, làm ăn phát đạt của gia chủ. Đôi khi người ta thường bài trí số lượng nhiều hơn 5 nhưng gọi chung là mâm ngũ quả. Lý do là mâm quả nào cung mang ý nghĩa cầu may mắn và thịnh vượng, là tấm lòng của con cháu.
Trong phong tục thờ cúng, người ta thường chọn số lẻ để thờ cúng nên mới hình thành mâm ngũ quả. Tuy nhiên, miền Bắc và miền Trung thoải mái hơn trong việc chọn lựa số quả trên mâm. Họ chỉ chú tâm vào những loại quả nào được bày trong mâm hơn là số lượng.
So sánh cách bày mâm ngũ quả giữa miền Bắc và miền Nam
Giữa miền Bắc và miền Nam có những phong tục bài trí ngũ quả khác nhau mang nét đặc trưng riêng:
Xem Thêm >> Bài văn khấn chuyển bàn thờ thổ công chính xác và đầy đủ
- Miền Bắc: Người dân Bắc thường bày mâm ngũ quả với số lượng 7 hoặc 9 loại quả. Các loại quả được sử dụng là chuối xanh, bưởi, táo, cam, quýt, dứa,… Chúng đều mang ý nghĩa cầu một năm sung túc, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, thịnh vượng.
- Miền Nam: Người Nam thường ưa chuộng lựa chọn các loại quả như xoài, đu đủ, mãng cầu, thanh long,… Mâm ngũ quả miền Nam thể hiện ý niệm mong sự sung túc, tiền bạc vào nhà, sức khỏe gia đình. Họ thường chú trọng lựa chọn các loại quả bày trên mâm ngũ quả.
Chúng ta vừa được tìm hiểu về cách đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả trên bàn thờ? Bài viết đã đề cập thêm những kiến thức về vai trò của mâm ngũ quả, bày trí mâm ngũ quả Bắc – Nam. Bạn có thể dựa vào những kiến thức trên để lựa chọn và bày mâm ngũ quả gia đình chính xác hơn. Mâm ngũ quả chính là mong muốn về một năm viên mãn, làm ăn phát đạt của gia chủ.