Theo tục lệ dân gian ngày xưa, cúng Thần Tài là một phong tục mà các gia đình người Việt hay các nơi kinh doanh thường làm để cầu xin cho gia chủ, mọi người trong gia đình luôn khỏe mạnh, may mắn, tài lộc vào nhà và bình an. Nghi lễ này được cúng vào mùng 10 tháng giêng và thậm chí là mỗi ngày.
Vì Thần Tài là một vị thần linh thiên nên chúng ta cần phải thực hiện kỹ càng và đúng cách ngay từ công đoạn nhỏ nhất. Dù đây là phong tục dân gian nhưng không hẳn mọi gia chủ người Việt đều nắm rõ hay biết cách thực hiện.
Có lẽ với những gia chủ thực hiện đầu tiên sẽ không khỏi bỡ ngỡ. Vậy cách cúng Thần Tài như thế nào? Cúng những gì và thực hiện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ những thông tin này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Chuẩn bị nghi lễ cúng Thần Tài
Thông thường ở những gia đình buôn bán đều có một bàn thờ Thần Tài bố trí rất trang trọng. Bàn thờ Thần Tài được đặt ở dưới đất gần cửa ra vào và sát mép tường. Theo quan niệm của dân gian, việc đặt bàn thờ cúng Thần Tài ở tại vị trí này nhằm mục đích tiếp tài lộc và phù hộ cho gia đình mình được “thuận buồm xuôi gió” trong mọi công việc.
Theo phong tục truyền thống ngày xưa thì những lễ vật cúng vía Thần Tài sẽ bao gồm như sau:
- Đèn cầy (Nến).
- Hương thắp hay còn gọi là nhang.
- 3 cốc nước lọc.
- 3 ly rượu.
- Gạo tẻ.
- Tiền bạc, vàng mã.
- Ít muối hạt sạch.
- Thuốc lá (loại nào cũng được).
- Bộ tam sên bao gồm: thịt ba chỉ luộc, 3 quả trứng đã luộc chín, 3 con tôm chín.
- Hoa tươi, có thể chọn hoa cúc vàng hoặc hoa đồng tiền,…
- Một ít tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo đủ loại.
- Trầu cau gồm: 1 quả cau và 1 quả trầu.
- Xôi đậu xanh nấu sẵn.
- Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, có thể sẽ có thêm cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi.
Cách bài trí bàn thờ Thần Tài mùng 10 tháng giêng
- Bàn thờ Thần Tài sẽ được đặt ở dưới đất nhưng phải là nơi trang nghiêm và hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Các vật lễ trên bàn thờ Thần Tài sẽ được bố trí như sau:
- Tượng Thần Tài: Bạn nên chọn loại làm bằng sứ và đặt Thần Tài – Thổ địa ở hai bên bàn thờ. Theo nguyên tắc, bên trái sẽ là tượng Thần Tài và bên phải là tượng Thổ Địa.
- Tượng Phật Di Lặc: Đây là vị thần giúp quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt ở bên trên ban thờ Thần Tài.
- Hũ gạo, muối và nước đầy: Tất cả ba hũ này sẽ được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài – Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ và êm ấm nên được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay lại.
- Ly nhang: được đặt ở giữa bàn thờ và tuyệt đối không được xê dịch hay di chuyển vật này.
- Một lọ hoa tươi và quả tươi: thường sẽ là mâm/đĩa ngũ quả.
- 5 chén nước được xếp theo hình chữ thập: Vật này sẽ tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
- Năm củ tỏi: đặt tỏi vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa giúp xua đuổi ma quỷ.
- Bát nước đầy và rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giúp giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt ở trên nền đất phía ngoài cùng bàn thờ.
- Tượng Ông Cóc: Tượng này sẽ được đặt bên trái bàn thờ với ý nghĩa đón sinh khí và tài lộc. Ban ngày bạn hãy quay tượng ra ngoài và tối thì quay vào trong.
Bày trí mâm cúng Thần Tài
Mâm cúng vía Thần tài sẽ được bố trí đúng cách như sau:
- Mâm cỗ “Tam Sên”: Có thể là cỗ mặn (1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm hoặc cua luộc), hoặc có thể chuẩn bị cỗ chay ( bánh trái, đồ chay và các loại chè cúng).
- Hương (Nhang): Bạn có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối cũng được, quan trọng là bạn hãy chọn giờ tốt để cúng lễ.
- Nước lọc: Đầu tiên bạn cần rửa sạch 1 chén và cho nước vào. Nước dùng để thắp hương thì không nên rót quá đầy và cần cách miệng chén khoảng 1 cm.
- Hoa: Gia chủ có thể sử dụng loại bình hoa làm bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Bạn nên lựa chọn hoa tươi có nụ, có hương thơm và tuyệt đối không được dùng hoa giả để làm lễ.
- Quả: Tuyệt đối không được dùng quả nhựa để làm lễ, bạn nên chọn những quả tươi ngon và còn nguyên vẹn, như: quả táo, lê, chuối hay cam,…
- Đèn, nến: Bạn sẽ sử dụng đèn thật là đèn dầu, nến. Tuyệt đối không được dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì chúng sẽ tạo ra khí trường xấu, ảnh hưởng không tốt tới việc thờ cúng.
- Gạo, muối: Tất cả cần phải được cất lại dùng cho có lộc, không được rãi chúng ra ngoài.
Cúng Thần Tài mỗi ngày nên cúng những gì?
Xem thêm:
-
Cúng dời văn phòng – Mấu chốt quan trọng giúp doanh nghiệp hưng thịnh
-
-
Khác với mùng 10 tháng giêng, lễ vật để cúng Thần Tài vào mỗi ngày sẽ đơn giản hơn. Bạn bạn chỉ cần thay nước sạch mỗi ngày, thay hoa tươi 1 tuần/ 1 lần. Có thể thắp thêm kẹo bánh hoặc hoa quả đều đặn vào mỗi sáng khi bạn mở cửa hàng và tiến hành thắp nhang cho bài vị Thần Tài.
Bạn cần phải lau sạch sẽ bàn thờ hoặc có thể tắm cho Thần Tài để cho mát mẻ và tăng thêm độ linh thiêng, điều này sẽ giúp bạn được may mắn hơn. Cũng tùy theo kinh nghiệm của những người buôn bán, làm ăn kinh doanh, thường mỗi khi có việc gì đó thì họ sẽ thắp hương cầu xin Thần Tài những gì mình sắp làm đến tất cả được suôn sẻ và may mắn hơn.
Cách khấn cúng ngày Vía Thần Tài
Khi thực hiện nghi thức cúng thần Tài vào hàng ngày hay ngày mùng 10 hàng tháng thì một việc quan trọng không thể thiếu là cần phải đọc văn khấn Thần Tài thỉnh Thần lên và nghe lời cầu khấn thật tâm của gia chủ để tâm nguyện cầu xin được trở thành hiện thực và tránh phản tác dụng.
Ngày cúng vía Thần Tài là ngày nào?
Theo truyền thuyết kể lại, ngày mà Thần Tài về trời hàng năm được xem là ngày vía Thần Tài, ngày đó rơi vào mùng 10 tháng Giêng. Do đó, vào ngày này, các gia chủ sẽ thực hiện các nghi lễ và bày mâm cúng khấn để những điều may mắn và tài lộc đến với mình.
Đặc biệt với các hộ làm ăn kinh doanh thì một bàn thờ Thần Tài trong nhà là không thể thiếu. Khác với các nghi lễ cúng bái Tổ Tiên, việc cúng Thần Tài hàng ngày có thể thực hiện bất cứ lúc nào, thời gian nào trong ngày, thậm chí là ngay khi gia chủ vừa được lộc về.
Tuy nhiên, theo quan niệm của dân gian thì các mâm cúng Thần Tài sẽ có sự thay đổi vào đầu năm và cuối năm. Thường thì vào 6 tháng đầu năm sẽ dâng đồ mặn cho Thần Tài và 6 tháng cuối năm sẽ thay đổi dâng đồ chay.
Ngày vía Thần Tài nên làm gì?
Để cả năm mua bán được mua may bán đắt, vào ngày vía Thần Tài, ngoài việc cúng Thần Tài thì các gia chủ còn làm một số việc sau:
- Mua vàng, các linh vật phong thủy, đá phong thủy hoặc có thể là đồng tiền xu.
- Tuyệt đối không được tắm rửa cho tượng Thần Tài vào ngày vía.
- Bàn thờ Thần Tài phải tuân thủ các quy tắc, không được bài trí lộn xộn.
- Mặc quần áo thật nghiêm túc, lịch sự.
- Không được nói tục, chửi thề hay đánh nhau.
- Cúng khấn Thần Tài một cách thành tâm và không cầu xin những điều quá tham lam.
Những lưu ý khi cúng Thần Tài
Lễ vật chuẩn bị có thể là cầu kỳ hoặc đơn giản tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Lễ cúng Thần Tài yêu cầu cần có hoa tươi, quả tươi và nước sạch là đủ; hoặc bạn có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ mặn hoặc chay. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài còn lớn hơn cả cúng tất niên là thật sự không cần thiết.
Điều quan trọng khi chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài là thái độ phải thật kính cẩn và thành tâm của gia chủ. Ngoài ra, bạn không nên tham lam cầu xin quá nhiều tài lộc hay những điều quá xa xôi. Nếu bạn cầu xin quá nhiều thì sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc lễ Thần Tài.
Bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng, vì thế nếu gia đình nào có nuôi vật nuôi trong nhà thì cần tránh để cho mèo quậy phá bàn thờ.
Thường lau bàn thờ và tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng. Vào ngày 14 âm lịch hàng tháng thì bạn với nước lá bưởi hoặc rượu pha nước. Đặc biệt, đối với khăn lau và tắm cho Thần Tài thì tuyệt đối không được dùng vào việc khác.
Khi cúng xong thì tất cả gạo, muối cất lại để dùng, vừa tránh lãng phí vừa có lộc theo quan niệm của dân gian, không được để chúng vãi ra bên ngoài.
Tại sao nên đặt mâm cúng Thần Tài tại Đồ Cúng Trọn Gói?
Cũng như các nghi lễ khác, việc cúng Thần Tài là vô cùng quan trọng và linh thiêng. Do đó, ngoài việc lau dọn bàn thờ, đọc văn khấn chính xác thành tâm thì việc chuẩn bị mâm cúng cẩn thận đảm bảo những quy luật cần thiết sẽ đặc biệt chú ý.
Không hẳn mọi gia chủ đều chuẩn bị mâm cúng Thần Tài đúng cách, hoặc một số gia chủ không có nhiều thời gian để nấu nướng thì việc đặt mâm cúng Thần Tài tại Đồ Cúng Trọn Gói là một lựa chọn hợp lý. Với các nguyên liệu tươi sạch, đảm bảo vệ sinh và nắm rõ cách chuẩn bị mâm cúng đúng chuẩn sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và việc khấn cúng Thần Tài trở nên linh nghiệm hơn, thể hiện được sự thành tâm và mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho bạn.
Như vậy, trên đây là tất cả các hướng dẫn cúng Thần Tài đúng cách. Tùy vào mỗi điều kiện của gia đình sẽ có những vật lễ cúng nhiều hoặc ít. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn tham khảo dễ dàng và hình dung được cách cúng Thần Tài đúng cách. Chúc gia đình bạn luôn được may mắn và nhiều tài lộc.
Bài viết đã được DCMA
Pingback: Hướng dẫn cúng rằm, mùng 1 đúng cách, ý nghĩa số nén hương